Dịch vụ Kiểm định điện mặt trời ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu không hệ nhỏ đối với dịch vụ kiểm định hệ thống điện mặt trời trước khi hòa lưới tại Việt Nam.

Kiểm định hệ thống điện mặt trời

I. Phạm vi và đối tượng phải kiểm định

Phạm vi kiểm định: Các hệ thống điện mặt trời

Đối tượng áp dụng: Các khách hàng có nhu cầu lắp hệ thống điện mặt trời muốn hòa lưới điện tại Việt Nam.

II. Tài liệu viện dẫn khi kiểm định hệ thống điện mặt trời

a) TCVN 7447-4 (IEC 60364-4) “Hệ thống điện hạ áp – Bảo vệ an toàn”.

b) TCVN 7447-6 (IEC 60364-6) “Hệ thống điện hạ áp – Kiểm tra xác nhận”.

c) TCVN 9385:2012 – Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.

d) TCVN 9358: 2012 “Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – yêu cầu chung”

e) IEC 60904-1:1987, Photovoltaic devices – Part 1: Measurements of photovoltaic currentvoltage characteristics

f) IEC 60904-2:1989, Photovoltaic devices – Part 2: Requirements for reference solar cells

g) IEC 60904-3:1989, Photovoltaic devices – Part 3: Measurement principles for terrestrial photovoltaic (PV) solar devices with reference spectral irradiance data.

h) IEC 61215-1:2016 Crystalline silicon terrestrial photovoltaic (PV) modules – Design qualification and type approval

III. Quy trình thực hiện kiểm định hệ thống điện mặt trời.

1. Các bước kiểm tra, quan trắc

– Công tác chuẩn bị

– Kiểm tra hồ sơ thiết bị

– Kiểm tra bên ngoài

– Kiểm tra quan trắc các thông số của hệ thống điện mặt trời.

– Xử lý kết quả kiểm tra quan trắc.

2. Công việc thực hiện thực tế

B1. Công tác chuẩn bị

B1.1. Phương tiện phục vụ kiểm định hệ thống điện mặt trời.

Đơn vị kiểm định phải chủ động trang bị đầy đủ trang thiết bị đo kiểm và bảo hộ khi tiến hành kiểm định hệ thống điện mặt trời hòa lưới điện.

B1.2. Yêu cầu đối với công tác chuẩn bị

a) Trách nhiệm của đơn vị sử dụng:

– Phải bảo đảm hệ thống điện mặt trời đã được lắp ráp hoàn chỉnh, phù hợp với tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo và ở trạng thái sẵn sàng đưa vào hoạt động.

– Tạo điều kiện thuận lợi và đảm bảo an toàn:

– Căng dây, đặt biển cảnh báo.

– Kẻ vạch hướng dẫn người đi bộ

– Trang bị bảo hộ cho người tham gia chứng kiến, giám sát.

b) Trách nhiệm của đơn vị kiểm định hệ thống điện mặt trời:

– Cử kiểm định viên tiến hành kiểm tra tại đơn vị và phải thông báo cho chủ sử dụng thiết bị các nội dung thực hiện.

– Thống nhất quy trình kiểm tra kỹ thuật với người được phân công của đơn vị quản lý thiết bị cũng như mọi công tác chuẩn bị về điều kiện kỹ thuật tiến hành, về an toàn lao động, các mệnh lệnh/tín hiệu điều khiển từ người chủ trì cuộc kiểm tra trong suốt quá trình thực hiện.

– Kiểm định viên kiểm tra để xác định đối tượng được kiểm tra cũng như công tác chuẩn bị đã đảm bảo các yêu cầu cần thiết trước khi tiến hành kiểm định.

+ Kiểm tra sự đầy đủ, phù hợp của các phương tiện quan trắc.

+ Kiểm tra khả năng làm việc an toàn của hệ thống.

+ Trang bị bảo hộ lao động phù hợp (leo cao; đi giày cách điện…).

+ Không tiến hành đo đạc quan trắc trong điều kiện thời tiết xấu; khi có mưa lớn, giông bão (Quan trắc ngoài trời).

B2. Kiểm tra hồ sơ thiết bị

– Tài liệu giới thiệu tính năng kỹ thuật cơ bản của hệ thống điện mặt trời.

– Hồ sơ về quản lý, sử dụng, bảo dưỡng và kết quả các lần đã kiểm tra quan trắc trước (nếu có).

– Bản vẽ tổng thể, bản vẽ chi tiết

– Bản vẽ mặt bằng lắp đặt hệ thống điện mặt trời.

B3. Đánh giá, kiểm tra ngoại quan

          Việc kiểm định hệ thống điện mặt trời chỉ được tiến hành sau khi đã nghiên cứu toàn bộ hồ sơ kỹ thuật ở bước B2 nhằm nắm rõ toàn bộ kết cấu, đặc tính kỹ thuật của hệ thống và việc bố trí hệ thống có phù hợp với các tài liệu kỹ thuật của nhà chế tạo và các căn cứ kiểm định.

* Kiểm tra tổng quát vị trí thử nghiệm (mặt bằng thử, các công trình kế cận xung quanh, môi trường làm việc của hệ thống …) biển cảnh báo, biển hướng dẫn và biện pháp an toàn trong suốt quá trình thử nghiệm.

* Kiểm tra các khóa an toàn ở từng tủ điện, các thiết bị an toàn được bố trí đầy đủ chưa.

* Khám xét bên ngoài hệ thống: phát hiện sự không phù hợp về kỹ thuật lắp đặt của các chi tiết, cấu kiện; phát hiện các khuyết tật, hư hỏng biểu hiện bên ngoài của các chi tiết, bộ phận hệ thống điện .

* Khi xem xét, kiểm tra bên ngoài, cần chú trọng đến các bộ phận chi tiết sau:

– Các chi tiết mối nối và liên kết: đinh tán, bu lông phải chắc chắn, không bị tháo lỏng, rạn nứt.

– Mái nhà khi leo lên kiểm tra phải cứng vững, thang leo trèo trong tình trạng tốt.

B4. Tiến hành kiểm định hệ thống điện mặt trời

Đo cách điện:

– Thiết bị Inverter

– Tủ điện nguồn

– Tủ hộp nối điện/Combiner box (tủ điện cho tấm pin mặt trời)

– Dây nguồn dẫn điện

– Dây dẫn

– Tấm pin mặt trời (Đo xác suất 5%)

– Máng cáp điện

kiểm định điện mặt trời

Đo tiếp địa an toàn:

–   Đo hệ thống hiện hữu tại công trình

–   Hệ thống điện mặt trời

kiểm định điện mặt trời

Đo chất lượng điện năng:

– Điện áp

– Tần số

– Hệ số công suất.

Đo công suất điện năng

Đo hệ số công suất

B5. Xử lý kết quả thử nghiệm

  • Lập biên bản theo mẫu.
  • Ban hành “Chứng chỉ kiểm tra kỹ thuật”.

Tại sao lại lựa chọn dịch vụ kiểm định hệ thống điện mặt trời hòa lưới tại chungnhansanpham.com ?

– Chúng tôi là đơn vị có đủ năng lực kiểm định thiết bị điện được chỉ định trực tiếp từ Bộ Công Thương.

– Luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng dịch vụ kiểm định hệ thống điện mặt trời của chúng tôi làm thủ tục để hòa lưới điện tại Khu vực Miền Bắc.

Thông tin liên lạc để kiểm định ngay hệ thống năng lượng mặt trời hòa lưới

Mr. Long – Mobile: 0981307205 – Mail: tvlong9589@gmail.com

Xem thêm các dịch vụ khác tại chungnhansanpham.com