Chứng nhận ISO 9001:2015 – Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 thuộc Bộ tiêu chuẩn ISO 9000, Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu cho tổ chức muốn áp dụng hệ thống quản lý chất lượng để duy trì sự ổn định chất lượng của sản phẩm, dịch vụ và ngày càng nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng. Trên thế giới, đã có trên 1 triệu tổ chức áp dụng và được chứng nhận có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9001. Ở Việt Nam, số lượng tổ chức được chứng nhận phù hợp ước đạt 10.000 giấy chứng nhận, tập trung ở hai đầu tàu kinh tế là miền Bắc và miền Nam.
Lợi ích của chứng nhận iso:
– Là bằng chứng cam kết với khách hàng của tổ chức về việc duy trì ổn định, cải tiến liên tục chất lượng sản phẩm, dịch vụ và nâng cao sự hài lòng của khách hàng
– Khẳng định rằng sản phẩm, dịch vụ mà tổ chức cung cấp đáp ứng các yêu cầu khách hàng, đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý và các bên quan tâm
– Giúp tổ chức thực hiện hoạt động phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra đối với tổ chức trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng biến động và diễn biến phức tạp.
– Nhận diện, phân tích đúng vai trò, vị trí của tổ chức trong chuỗi giá trị do tổ chức cung cấp và vị trí trong ngành
– Nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí sai lỗi và khắc phục đối với sản phẩm, dịch vụ không phù hợp với yêu cầu
– Là nền tảng tương thích với các hệ thống khác như hệ thống quản lý môi trường ISO 14001; Hệ thống an toàn thực phẩm ISO 22000; Hệ thống an toàn và sức khỏe nghề nghiệp ISO 45001…
Quy trình chứng nhận:
Tùy từng Tổ chức chứng nhận quy định các bước thực hiện có thể khác nhau ở một vài bước, nhưng chung quy lại các Tổ chức chứng nhận tuân thủ ISO 17021 đều có quy trình chứng nhận như sau:
Bước 1: Đăng ký chứng nhận
Tổ chức có nhu cầu xin đăng ký chứng nhận, liên hệ với các Tổ chức chứng nhận để lấy form đăng ký chứng nhận, ghi nhận đầy đủ các thông tin.
Bước 2: Xem xét hợp đồng và chuẩn bị đánh giá
Tổ chức chứng nhận sau khi nhận được đăng ký chứng nhận của bên đăng ký chứng nhận sẽ tiến hành hoạt động xem xét hợp đồng và chuẩn bị đánh giá, các hoạt động này gồm có:
– Xác nhận phạm vi chứng nhận
– Tính số ngày công đánh giá giai đoạn 1 và giai đoạn 2
– Báo giá chứng nhận
– Xác nhận hợp đồng và lập kế hoạch đánh giá
Bước 3: Đánh giá giai đoạn 1
Tổ chức chứng nhận và bên đăng ký chứng nhận thỏa thuận về ngày đánh giá giai đoạn 1 để khẳng định mức độ sẵn sàng của hệ thống quản lý chất lượng cho đợt đánh giá chính thức hay còn gọi là đánh giá giai đoạn 2. Thông thường, các hoạt động đánh giá giai đoạn 1 được thực hiện tại văn phòng của Tổ chức chứng nhận thông qua hệ thống tài liệu mà bên đăng ký chứng nhận gửi cho Tổ chức chứng nhận.
Bước 4: Đánh giá giai đoạn 2
Đánh giá giai đoạn 2 được tổ chức chứng nhận thực hiện tại bên đăng ký chứng nhận. Số lượng ngày công đánh giá phụ thuộc vào quy mô của tổ chức, mức độ phức tạp của hệ thống quản lý,….Sau cuộc đánh giá, đoàn đánh giá sẽ đưa ra các phát hiện đánh giá, các phát hiện này bao gồm:
– Điểm không phù hợp loại 1
– Điểm không phù hợp loại 2
– Các điểm lưu ý, khuyến nghị cải tiến
Đối với các điểm không phù hợp loại 1 và loại 2 bắt buộc các tổ chức đăng ký chứng nhận phải khắc phục và gửi bằng chứng khắc phục cho Tổ chức được chứng nhận.
Bước 5: Thẩm xét hồ sơ chứng nhận
Kết thúc quá trình đánh giá giai đoạn 2, theo phạm vi chứng nhận được thống nhất lại giữa Đoàn đánh giá và bên được đánh giá, hồ sơ đánh giá được gửi về Tổ chức chứng nhận. Tổ chức chứng nhận sẽ phải cử cán bộ thẩm xét hồ sơ đánh giá theo quy định. Nếu đầy đủ, thì sẽ kiến nghị cấp giấy chứng nhận. Trường hợp, còn chưa thống nhất, chưa đầy đủ có thể liên hệ với khách hàng để bổ sung hồ sơ.
Bước 6: Cấp giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận có hiệu lực 03 năm, trên giấy chứng nhận phải bao gồm:
– Tên tổ chức được chứng nhận
– Địa chỉ của bên được chứng nhận
– Chuẩn mực chứng nhận: ISO 9001:2015
– Phạm vi chứng nhận: ví dụ sản xuất và cung ứng….
– Thời gian hiệu lực
– …..
Bước 7: Thực hiện giám sát định kỳ hoặc đột xuất
Theo quy định, trong thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận, tổ chức chứng nhận sẽ giám sát định kỳ theo như hợp đồng đã ký kết giữa tổ chức chứng nhận và bên được chứng nhận.
– Có thể định kỳ 12 tháng/lần
– Đột xuất khi có khiếu nại hoặc phát hiện việc sử dụng sai mục đích giấy chứng nhận
Bước 8: Chứng nhận lại
Tổ chức có nhu cầu chứng nhận lại thì liên hệ với Tổ chức chứng nhận trước khi hết hiệu lực giấy chứng nhận 2 tháng để được hướng dẫn thực hiện các thủ tục như bước 1.
Vậy lựa chọn dịch vụ chứng nhận của tổ chức nào tại Việt Nam?
Mỗi tổ chức chứng nhận đều có thế mạnh của mình, nhưng theo quan điểm của tôi, trước khi đăng ký chứng nhận, các tổ chức nên xem xét một số khía cạnh sau:
– Lựa chọn tổ chức đánh giá có thương hiệu như các tổ chức thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
– Tổ chức chứng nhận được công nhận và thừa nhận quốc tế
– Có đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng nhận hệ thống.
Liên hệ dịch vụ chứng nhận ISO 9001:2015
Công ty CP Chứng nhận Kiểm định và Hiệu chuẩn Vinatestco
Mr. Sơn Nguyễn – Hotline: 097.5959.082 – Email: tvlong9589@gmail.com
website: www.chungnhansanpham.com