Kiểm định van an toàn theo TCVN 7915-1:2009  của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội.

Van an toàn là van tự động xả một lượng môi chất (lỏng hoặc khí) để ngăn ngừa sự vượt quá áp suất an toàn đã xác định trước mà không có sự trợ giúp của ngun năng lượng nào khác ngoài năng lưng của môi chất, và được thiết kế để đóng kín lại ngăn không cho xả thêm dòng môi chất sau khi đã khôi phục lại được điu kiện áp suất làm việc bình thường.

kiểm định van an toàn

Các loại van an toàn

• Van an toàn được tác động trực tiếp

• Van an toàn có trợ lực

• Van an toàn được tác động bổ sung

• Van an toàn có van điều khiển

Theo quy định, van an toàn nằm trong danh mục thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn theo quy định Bộ Lao động Thương binh – Xã hội. Vinacontrol CE là đơn vị thực hiện kiểm định van an toàn uy tín và chất lượng hàng đầu tại Việt Nam sẽ mang đến sự hài lòng cho mọi khách hàng.

Van an toàn được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp

Vì sao phải kiểm định thiết bị?

• Để đảm bảo an toàn cho người lao động;

• Để kiểm tra tình trạng của thiết bị;

• Phát hiện những hư hỏng, tiên đoán những hư hỏng để có biện pháp xử lý;

• Kiểm định thiết bị là chấp hành tốt pháp luật và là nâng cao ý thức con người.

Kiểm định van an toàn khi nào?

Van an toàn là thành phần không thể thể thiếu trên mỗi thiết bị áp lực, van an toàn cần được kiểm định trong các trường hợp sau:

• Trước khi đưa thiết bị vào hoạt động.

• Trong quá trình hoạt động của thiết bị theo quy định của quy trình bảo dưỡng.

•  Khi thiết bị được kiểm định định kỳ hoặc bất thường.

Kiểm định van an toàn là thực hiện các phương pháp khoa học nhằm xác nhận tình trạng kỹ thuật của van so với các tiêu chuẩn kĩ thuật và quy chuẩn kĩ thuật để rút ra kết luận rằng van có đảm bảo an toàn để đưa vào sử dụng hay không.

Quy trình kiểm định van an toàn

Khi tiến hành kiểm định van an toàn, tổ chức kiểm định thực hiện việc kiểm định theo TCVN 7915-1:2009 bao gồm các bước cơ bản:

Bước 1: Kiểm tra bằng mắt tình trạng kỹ thuật của van.

Bước 2: Dùng khí (Không khí nén, Nitơ) hoặc chất lỏng (nước, dầu chuyên dụng) nâng áp suất để kiểm tra áp suất tác động, áp suất đóng của van.

Bước 3: Hiệu chỉnh cho phù hợp thực tế.

Bước 4: Kiểm tra độ kín của van.

Bước 5: Kẹp chì van an toàn.

Lưu ý:

• Tiêu chuẩn TCVN 7915-1:2009 quy định các yêu cầu chung đối với các van an toàn được thiết kế để sử dụng cho môi chất lỏng hoặc khí.

• Tiêu chuẩn TCVN 7915-1:2009 áp dụng cho các van an toàn có đường kính dòng chảy từ 6 mm tr lên với các áp suất chnh đặt từ 0,1 bar trở lên mà không có sự hạn chế về nhiệt độ.

Nếu quý Doanh nghiệp/ Tổ Chức cần kiểm định van an toàn vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN KHU VỰC I (RSIC)

Mr. Long – Hotline: 098.1307.205 – Email: tvlong9589@gmail.com