Kiểm định thiết bị phòng nổ – Thiết bị điều khiển phòng nổ là thiết bị điều khiển được chế tạo để sử dụng trong môi trường có khí cháy, bụi nổ

I. Vì sao phải kiểm định thiết bị? 

  • Đảm bảo an toàn đối với con người, tránh xảy ra các rủi ro đáng tiếc,
  • Đảm bảo cho sự hoạt động ổn định của thiết bị,
  • Kịp thời phát hiện hỏng hóc để ngăn ngừa sự cố có thể xảy ra trong quá trình làm việc,
  • Chấp hành và tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Kiểm định thiết bị phòng nổ

 

II. Đối tượng phải kiểm định thiết bị phòng nổ

            Tất cả các khách hàng có thiết bị phòng nổ nằm chịu sự điều chỉnh của thông tư 33/2015/TT-BCT.

III. Khi nào cần kiểm định thiết bị điện phòng nổ?

Kiểm định lần đầu:

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị điều khiển phòng nổ đảm bảo theo các yêu cầu kỹ thuật được quy định tại các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành trước khi đưa vào sử dụng.

1.Kiểm định định kỳ:

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị điều khiển phòng nổ sau thời gian làm việc nhất định để xác định tình trạng kỹ thuật an toàn phòng nổ của thiết bị điều khiển phòng nổ theo quy định tại các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.

2.Kiểm định bất thường:

Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của thiết bị điều khiển phòng nổ đảm bảo theo các yêu cầu kỹ thuật của các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành sau sửa chữa lớn, sự cố liên quan đến kỹ thuật an toàn phòng nổ hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Kiểm định thiết bị phòng nổ

IV. Quy trình kiểm định

Khi tiến hành kiểm định kỹ thuật thiết bị điều khiển phòng nổ, tổ chức kiểm định phải thực hiện đúng theo QTKĐ:14-2017/BCT.

Kiểm định lần đầu:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của thiết bị.

Bước 2: Kiểm tra trực quan.

Bước 3: Kiểm tra bằng dụng cụ, thiết bị:

– Kiểm tra các cơ cấu bắt chặt.

– Kiểm tra các kết cấu của các cổ cáp lực và cổ cáp điều khiển.

– Kiểm tra tất cả các mối ghép phòng nổ.

– Kiểm tra điện trở cách điện của thiết bị.

– Kiểm tra cơ cấu liên động của thiết bị.

– Kiểm tra sự hoạt động tin cậy của thiết bị điều khiển, bảo vệ.

– Kiểm tra khoảng cách khe hở và đường rò của các phần tử đấu nối.

– Kiểm tra các cơ cấu tiếp đất.

Bước 4: Đánh giá kết quả.

Kiểm định định kỳ:

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, lý lịch của thiết bị.

Bước 2: Kiểm tra trực quan.

Bước 3: Kiểm tra bằng dụng cụ, thiết bị:

– Kiểm tra các cơ cấu bắt chặt.

– Kiểm tra các kết cấu của các cổ cáp lực và cổ cáp điều khiển.

– Kiểm tra cơ cấu liên động của thiết bị.

– Kiểm tra tất cả các khe hở, sự han gỉ, ăn mòn của mối ghép phòng nổ.

– Kiểm tra các cơ cấu tiếp đất.

Bước 4: Đánh giá kết quả.

Kiểm định bất thường:

Các bước kiểm định thực hiện theo quy định tại mục kiểm định lần đầu của quy trình này và các yêu cầu kỹ thuật của các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành.

Tại sao lựa chọn dịch vụ kiểm định thiết bị điện phòng nổ tại chungnhansanpham.com ?

– Phòng thí nghiệm được chỉ định trực tiếp từ Bộ Công Thương.

– Là 1 trong những rất ít đơn vị được Bộ Công Thương đánh giá cao về năng lực thực tế và đủ năng lực để thực hiện dịch vụ kiểm định thiết bị điện phòng nổ tại Việt Nam

– Chính sách giá để thực hiện dịch vụ kiểm định thiết bị điện phòng nổ của chúng tôi rất linh hoạt luôn phù hợp với từng nhóm khách hàng khác nhau.

Thông tin liên hệ dịch vụ

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG NHẬN VÀ KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT AN TOÀN KHU VỰC I (RSIC)

Mr. Long – SĐT: 0981307205 – Mail: tvlong9589@gmail.com